54 episodes

HAPPY PARENTING with Tu-Anh Nguyen - Cha mẹ vui vẻ, con trẻ hạnh phúc.Chào bạn! Mình là Tú Anh, mẹ của 2 bé gái sinh năm 2018 và 2019, đang sống tại Tp. Hồ Chí Minh.Mình là NCS. Tiến sĩ Tâm lý Nhi & Thạc sĩ Tâm lý, với chuyên môn Tâm lý Trẻ em - Cha mẹ, và là nhà thực hành tâm lý học được đào tạo bài bản từ các tổ chức quốc tế và các trường Đại học uy tín trên thế giới. Mình cung cấp dịch vụ tham vấn và các chương trình Đào tạo Cha mẹ Nuôi dạy con, dựa trên hướng tiếp cận chuyên môn: Tâm lý Phát triển (Development Psychology) – Cá nhân hóa (Individualization) – Tình cảm Gắn bó (Relationship-based approach). Happy Parenting là nơi chia sẻ kiến thức & kinh nghiệm nuôi dạy con theo khoa học. Với định hướng nuôi dạy con dựa trên sự tôn trọng và tình yêu thương, mong rằng các bậc cha mẹ có thể tạo nên một hành trình khôn lớn cùng con đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui.- - - - - Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)Ncs Tiến sĩ Tâm lý NhiParent-Child CounselorParent Educator from Happy Parenting

Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych.)

    • Kids & Family
    • 5.0 • 1 Rating

HAPPY PARENTING with Tu-Anh Nguyen - Cha mẹ vui vẻ, con trẻ hạnh phúc.Chào bạn! Mình là Tú Anh, mẹ của 2 bé gái sinh năm 2018 và 2019, đang sống tại Tp. Hồ Chí Minh.Mình là NCS. Tiến sĩ Tâm lý Nhi & Thạc sĩ Tâm lý, với chuyên môn Tâm lý Trẻ em - Cha mẹ, và là nhà thực hành tâm lý học được đào tạo bài bản từ các tổ chức quốc tế và các trường Đại học uy tín trên thế giới. Mình cung cấp dịch vụ tham vấn và các chương trình Đào tạo Cha mẹ Nuôi dạy con, dựa trên hướng tiếp cận chuyên môn: Tâm lý Phát triển (Development Psychology) – Cá nhân hóa (Individualization) – Tình cảm Gắn bó (Relationship-based approach). Happy Parenting là nơi chia sẻ kiến thức & kinh nghiệm nuôi dạy con theo khoa học. Với định hướng nuôi dạy con dựa trên sự tôn trọng và tình yêu thương, mong rằng các bậc cha mẹ có thể tạo nên một hành trình khôn lớn cùng con đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui.- - - - - Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)Ncs Tiến sĩ Tâm lý NhiParent-Child CounselorParent Educator from Happy Parenting

    #54 Chín đặc điểm Tính Khí đã sẵn có từ khi trẻ chào đời

    #54 Chín đặc điểm Tính Khí đã sẵn có từ khi trẻ chào đời

    HỌC CÁCH CHẤP NHẬN ĐỨA TRẺ CHÚNG TA ĐƯỢC BAN CHO: 9 đặc điểm ở trẻ mà người lớn không quyết định được
     Bạn đã nghe đến cụm từ  “tính khí” (temperaments) bao giờ chưa?
    Tính khí là lí do giải thích cho việc: vì sao cùng cha mẹ mà anh chị em ruột thịt lại có thể khác nhau rất nhiều, vì sao con nhà mình lại khó / dễ khác con nhà người ta, và vì sao bố mẹ lại cảm nhận con cái mình sinh ra có đứa thì “hợp tính”, còn đứa khi thì lại “khắc khẩu”.
    Tính khí là đặc điểm trẻ đã có sẵn trong người ngay khi sinh ra. Tính khí tạo nên cách một người cư xử, cách học hỏi và cách họ tương tác với mọi người và môi trường xung quanh.
     9 đặc điểm tạo nên tính khí của trẻ là gì?
    1. Cường độ hoạt động - Activity Level:
     2. Sự điều độ, nhịp nhàng - Rhythmicity
     3. Phản xạ bản năng - Initial Response
     4. Khả năng thích nghi - Adaptability
     5. Độ mẫn cảm với kích thích - Sensory Threshold
     6. Chất lượng của tâm trạng - Quality of Mood
     7. Cường độ phản ứng- Intensity of Reactions
     8. Phân tán tư tưởng - Distractabiliy
     9. Sự bền bỉ và độ tập trung chú ý - Persistence & Attention Span
     Có tồn tại “đứa trẻ hoàn hảo” không?
    Con trẻ và cha mẹ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm tính khí đặc trưng riêng biệt. Và chắc chắn không có đứa trẻ hoàn hảo, mà sẽ chỉ có SỰ KẾT HỢP hoàn hảo hay “xung khắc” giữa tính khí của cha mẹ và con cái trong gia đình. 
    —> Tìm ra được điểm cân bằng giữa mong đợi của bố mẹ và khả năng đáp ứng của con là vô cùng quan trọng để bố mẹ có thể đảm bảo tinh thần Làm cha mẹ Tích cực.
    Khi chúng ta hiểu rõ tính khí của con, chúng ta sẽ có thể CHẤP NHẬN bản chất của con, ở bên cạnh cùng con, giúp con học hỏi, vươn lên và phát triển. Cha mẹ có thể không thay đổi hoàn toàn được các đặc điểm tính khí của con, nhưng chúng ta có thể đồng hành ở bên cạnh để giúp con trau dồi các thế mạnh và điểm tốt của con, từ đó, các điểm yếu sẽ tự động giảm bớt. 
    Và quan trọng nhất, việc con lớn lên có biết cách cư xử văn minh lịch sự (manners), trở thành người tử tế, tự tin, tự lập và có lòng tự trọng hay không, thì không phụ thuộc vào tính khí, mà phụ thuộc hoàn toàn vào cách nuôi dạy của cha mẹ và môi trường lớn lên.
    Support the show
    - - - - -
    Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
    Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
    Parent-Child Counselor
    Parent Educator from Happy Parenting

    ➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
    ➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
    ➫ Website: https://happyparenting.vn
    ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com

    ____________________
    ©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
    ©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up

    #happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen

    • 16 min
    #53 Làm sao để dạy trẻ nhỏ biết chơi tự lập?

    #53 Làm sao để dạy trẻ nhỏ biết chơi tự lập?

     “Hãy hướng dẫn cách làm sao dạy cho con tôi (vài tháng tuổi) chơi tự lập?”
    Sau đây là 4 bước hướng dẫn phụ huynh dạy cho một em bé cách chơi tự lập:
    1. Ba mẹ biết thiết lập mong đợi thực tế (realistic expectations)
    2. Hiểu về mốc phát triển của con
    3. Hiểu tính khí bẩm sinh sẵn có của con
    4. Khi nào con thấy an toàn và yên tâm con khắc tự chơi :)
     TRẺ NHỎ KHÔNG CẦN ĐỒ CHƠI NHIỀU, MÀ CẦN NGƯỜI CHƠI CÙNG
    Trung bình, đến khoảng 6 tháng, một em bé dễ dãi nhất có thể tự mua vui cho bản thân trong khoảng 5 phút (bé nhỏ hơn thì thời gian càng ngắn hơn, ba mẹ nhé)
    Một em bé có tính khí ôn hoà thì thường sẽ dễ tự mua vui cho bản thân, dễ xoa dịu hơn một em bé bẩm sinh có tính khí nhạy cảm, dễ bị kích thích, hay cảm thấy bất an.
    Trước khi con có thể vô trạng thái chillax (chilling và relax), con cần cảm thấy an tâm và an toàn 100% với môi trường con đang sống và việc tương tác với ông bà, cha mẹ, bà vú, giúp việc xung quanh... 
    Cảm giác an âm và an toàn ở trẻ nhỏ được củng cố khi người chăm sóc cung cấp cho con các phản hồi nhất quán. Tức là, nếu qua thời gian, con luôn cảm nhận được rằng: chắc chắn có một ai đó sẵn sàng trả lời khi con lên tiếng, hiểu rõ nhu cầu kết nối và đáp ứng cho con, thì con sẽ dần relax và dễ chịu hơn. 
    Nghe thì ngược ngạo, nhưng sự thật là một em bé nếu càng hay quấy khóc mà càng được dỗ dành, trấn an bằng phản hồi tích cực và đồng nhất, càng về sau con càng calm và ôn hoà hơn. Còn nếu càng quấy khóc càng bị mặc kệ trong thời gian lâu dài, hoặc nhận được phản hồi không nhất quán (lúc này lúc khác theo hai thái cực cực đoan), con càng lớn sẽ càng bất an và càng quấy.
    Trẻ lớn dần sẽ càng ngày càng phát triển nhận thức và càng muốn được kết nối và tương tác với ngừoi khác nhiều hơn. Các kết nối thần kinh và sự học hỏi của con được thiết lập qua việc tương tác 2 chiều với người đối diện. Chưa kể, nếu con đang trong giai đoạn wonder weeks, đang học hỏi kỹ năng mới thì lại càng khó chịu và đeo bám nhiều hơn.
     Vậy phải làm sao, làm sao, làm sao đây?
    Con mình cũng có những giai đoạn quấy đòi bế nhiều, đến mức mình địu bé theo vòng vòng trong nhà.
    Kiên nhẫn giải thích - khuyến khích - làm mẫu cho người cùng chăm sóc bé. Hậm hực không giải quyết được gì.
    Bản thân phụ huynh cũng bớt căng thẳng vì áp lực “tập cho con chơi một mình”: nếu ba mẹ thoải mái, con sẽ cảm nhận dc năng lượng tích cực đó và dần thoải mái hơn. 
    Tạo một môi trường chơi an toàn, có các kích thích giác quan (nhìn nghe sờ chạm..) phù hợp với kỹ năng và độ tuổi của con. Không cần phải có cả núi đồ chơi, hãy cất bớt đi 1/2, bày ra 1/2 thôi, con chơi chán thì cất mớ đó đi rồi lấy cái trong tủ ra. Đổi xoay vòng như vậy thì con sẽ cảm thấy lúc nào cũng có đồ chơi mới.
     Ngoài ra, phụ huynh hãy lưu tâm về việc phát triển tương tác ở trẻ nhỏ: Bé càng lớn, giai đoạn 18-24 tháng càng muốn tương tác nhiều với mọi người hơn.
    Support the show
    - - - - -
    Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
    Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
    Parent-Child Counselor
    Parent Educator from Happy Parenting

    ➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
    ➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
    ➫ Website: https://happyparenting.vn

    • 9 min
    #52 Các thách thức khi làm cha mẹ của thế hệ Alpha (2010-2024)

    #52 Các thách thức khi làm cha mẹ của thế hệ Alpha (2010-2024)

    CÁC THÁCH THỨC KHI CHÚNG TA LÀM CHA MẸ CỦA THẾ HỆ ALPHA (2010-2024)
     Cuộc sống tương lai của thế hệ Alpha là một ẩn số vừa thú vị, vừa gây ra nhiều hoang mang cho chúng ta – phụ huynh Gen Y - những người đang gánh trên vai trọng trách nuôi dạy một thế hệ tinh nhuệ và “công nghệ” nhất mọi thời đại. Vậy, những thách thức nào đang được đặt ra cho thế hệ Millennials (Generation Y) – cha mẹ của Thế hệ Alpha?
    1. Kiến thức & thông tin: Những cách học mới lần đầu xuất hiện.
    Thách thức đầu tiên của các cha mẹ chính là: “Phải luôn tự mình cập nhật với công nghệ và kiến thức, tự học trước mắt là cho bản thân, và tìm ra những phương pháp thức thời để hỗ trợ con học tập hiệu quả”.
     2. Bảo mật thời công nghệ: làm sao để cân bằng giữa kiểm soát và tự do?
    Có thể nói, thách thức thứ hai cho các bậc cha mẹ của thế hệ Alpha là: “Làm sao để có thể cân bằng giữa an toàn mạng và bảo vệ sự riêng tư của con trẻ, cũng như của gia đình mình?
    3. Sức khỏe tâm lý – tinh thần: các rối loạn ngày càng xuất hiện nhiều và sớm hơn.
    Thách thức thứ ba của các bậc cha mẹ đó chính là làm sao có thể đồng hành và hỗ trợ con phát triển sức khỏe tâm lý khỏe mạnh nhất? Hệ thống y tế nước ta khi nào mới có thể hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ đặc biệt trên phạm vi toàn cộng đồng, và xa hơn là được miễn phí?
    4. Cảm xúc – Xã hội: Làm sao để dạy và giúp con duy trì những kỹ-năng-con-người?
    Có thể nói, chúng ta ngày càng dễ dàng kết nối với nhau hơn (trên MXH), nhưng cũng đồng nghĩa với việc các thiết bị điện tử và MXH đang góp phần giúp chúng ta ngắt kết nối (với thực tại và với các mối quan hệ offline) nhanh hơn.
    Trong bản báo cáo chuyên ngành giáo dục vào năm 2016 mang tên “New Vision for Education” (Tầm nhìn mới cho Giáo dục), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (The World Economic Forum) đã vô cùng nhấn mạnh vào việc cần phải dạy cho trẻ kỹ năng Cảm xúc – Xã hội (SEL - social and emotional learning). Bản báo cáo này đã liệt kê ra 16 kỹ năng trọng yếu, phân ra thành 3 nhóm kỹ năng chính, mà trẻ cần học để có thể học hỏi và thành công trong thế kỷ 21:
     - Học vấn nền tảng (những kỹ năng cốt lõi để vận hành cuộc sống): Đọc – Viết, Toán học, Khoa học, Công nghệ & Thông tin, Tài chính, Văn hóa & Công dân
     - Năng lực cá nhân (những kỹ năng để xử lý các thử thách không mong đợi): Tư duy phản biện – Giải quyết vấn đề, Sự sáng tạo, Giao tiếp, Hợp tác
     - Phẩm chất tính cách (để thích ứng với những thay đổi vần vũ của thế giới): Tính hiếu kỳ, Tính tiên phong, Sự bền bỉ - Kiên trì, Khả năng thích ứng, Khả năng lãnh đạo, Nhận thức về Văn hóa – Xã hội.
    Có thể nói rằng, thách thức lớn nhất khi làm cha mẹ của thế hệ Alpha, đó là chúng ta vừa phải liên tục trau dồi bản thân, tìm hiểu những kiến thức mới, và không ngừng “upgrade” theo công nghệ và kỹ thuật số, để có thể vững vàng trong vị trí đầu tàu định hướng đúng đắn cho những đứa trẻ tinh nhuệ sinh ra trong giai đoạn 2010-2024 này.
    Support the show
    - - - - -
    Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
    Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
    Parent-Child Counselor
    Parent Educator from Happy Parenting

    ➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
    ➫ Instagram: https://www.instagram.com/happ

    • 14 min
    #51 Generation Alpha - Là thế hệ gì?

    #51 Generation Alpha - Là thế hệ gì?

    ❓ Gen Alpha – Thế hệ Alpha là ai?
    Gen Alpha là tên gọi toàn cầu chỉ những đứa trẻ công nghệ sinh ra từ năm 2010-2024. Vào năm 2010, chiếc iPad đầu tiên ra mắt, instagram cũng ra đời, và từ 2013, cụm từ “công nghệ 4.0” cũng liên tục được nhắc đến (nguyên gốc của cụm từ này là “công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức)
    Trung bình mỗi tuần có 2,8 triệu đứa trẻ Gen Alpha chào đời; dự đoán vào năm 2025, toàn dân số Gen Alpha là 2,2 tỷ – thế hệ có tổng dân số đông nhất trong lịch sử loài người. Trong đó, 3 nước có dân số Gen Alpha đông nhất thế giới lần lượt là: 1. Ấn Độ, 2. Trung Quốc, 3. Indonesia – điều này có nghĩa là lực lượng lao động toàn cầu tương lai gần có sự thay đổi về trật tự.
    Và, chúng ta – những cha mẹ thế hệ Millennials (Gen Y) – đang đẻ ra, sẽ nuôi & dạy một thế hệ lãnh đạo cả địa cầu cùng những công nghệ ưu việt, trí tuệ nhân tạo (robot), thực tế ảo… như thế nào? Kỹ năng xã hội – cảm xúc, đời sống tình cảm, nhận thức và cách nhìn nhận về cuộc sống của những đứa trẻ này sẽ khác biệt như thế nào so với thế hệ chúng ta?
    ❓ Gen Alpha khác chúng ta ra sao?
    Lứa Gen Alpha đầu tiên giờ đây đã 10 – 11 tuổi, không ít trong số đó đã sở hữu kênh Youtube riêng, tài khoản tiktok riêng, và khi được hỏi về nghề nghiệp mơ ước trong tương lai, kha khá các em rất quyết tâm trả lời rằng: “Lớn lên con sẽ trở thành YouTuber / con sẽ làm streamer”.
    Sinh ra khi công nghệ đã là một phần không thể thiếu của cuộc sống, Gen Alpha là thế hệ chào đời đã mặc định là biết cách để kết nối toàn cầu – ngồi ở nhà mở Google Earth lên có thể trải nghiệm được không gian bất kỳ đâu, mở Google 3D image có thể nhìn thấy cả sư tử, cá sấu, khủng long trong phòng khách, dễ dàng học online ở bất kỳ cơ sở trung tâm nào trên thế giới có chương trình trực tuyến… Thế hệ Alpha biết nhiều thứ hơn hẳn các thế hệ trước, trưởng thành và “mau lớn” với một tốc độ đáng kinh ngạc.
    8X VN – chúng ta đã từng rất biết chờ đợi: chờ đợi dial-up VNN 1269 tín tít tút tút để kết nối vào chatroom, chờ đợi cô tổng đài đọc vào máy nhắn tin phonelink, chờ đợi đầu máy tua băng để xem phim lại từ đầu, hoặc chờ vô tuyến truyền hình đến giờ mới có phim xem, chờ ca sĩ yêu thích ra đĩa CD mới để nghe tới trầy mặt sau thì thôi, chờ gọi lại trên điện thoại bàn hay Nokia 1100 nếu máy bận, chụp hình thì phải chờ lấy phim ra đi rửa, lỡ có bị xấu thì cũng ráng chịu…
    Gen Alpha thì ít phải chờ đợi gì, vì: Internet mà không broadband, không 4G-5G thì phải đổi ngay mạng wifi khác, điện thoại không chỉ nghe tiếng mà còn phải tương tác được với nhau, phim ảnh – âm nhạc – giải trí là on-demand (muốn xem bất cứ lúc nào cũng có, nhờ vào Netflix, Spotify, Youtube…), và có thể chỉ vài năm nữa thôi, biết đâu câu cửa miệng của lũ trẻ không còn là “Bố ơi, mẹ ơi”.. mà là “Hey Siri, Hey google, Hey Alexa…” vì Siri / Google / Alexa hẳn sẽ biết nhiều câu trả lời hơn bố và mẹ…




    Support the show
    - - - - -
    Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
    Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
    Parent-Child Counselor
    Parent Educator from Happy Parenting

    ➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
    ➫ Instagram: https:

    • 13 min
    #50 Làm gì khi con có hành vi ném thức ăn?

    #50 Làm gì khi con có hành vi ném thức ăn?

    Con ném đồ ăn cha mẹ nên làm gì❓

    “Kỷ luật” việc con ném đồ ăn thế nào để con không “tái phạm”? Câu trả lời của mình là: Đôi khi, chúng ta không cần phải làm gì cả.
    ✅ Vì sao? Vì hành động ném thức ăn này còn tùy thuộc vào giai đoạn cũng như mốc phát triển kỹ năng & nhận thức của con ở thời điểm đó – đây là điều đầu tiên mà các bố mẹ cần tìm hiểu, trước khi nghĩ đến giải pháp và cách ngăn chặn hoặc “xử lý” con.

    NÉM ĐỒ ĂN ở Em bé nhỏ dưới 1 tuổi ❓


    6-9 tháng, hành động có thể không hoàn toàn chủ ý. Ở độ tuổi này, con vẫn còn đang học cách phối hợp các cử động cơ thể, và ném đồ ăn có thể là một trong các bài luyện tập thuận tiện nhất của con.9-12 tháng: giai đoạn này con đang học về luật hấp dẫn, chuyện gì sẽ xảy ra khi đồ vật rơi xuống hoặc biến mất. Nâng cao hơn, con sẽ muốn nghiên cứu xem khi ném sang hai bên thì có khác gì ném ra đằng trước.
    Tại sao trẻ toddler (1-2 tuổi) ném đồ ăn❓
    Khi dần lớn hơn, bắt đầu từ khoảng 18 tháng tuổi, con sẽ ném đồ ăn vì nhiều lý do:
    Có thể con không đóiCon đang nghiên cứu về thức ăn đó bằng xúc giác: Sờ chạm và ném các loại đồ ăn có kết cấu khác nhau thì có kết quả khác nhau.Con có thể đang cố gắng thu hút sự chú ý của bố men.Con muốn thử nghiệm các giới hạn của bố mẹ (đặc biệt khi con đang khoảng 2 tuổi!)Tại vì con thích thế!



    Support the show
    - - - - -
    Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
    Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
    Parent-Child Counselor
    Parent Educator from Happy Parenting

    ➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
    ➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
    ➫ Website: https://happyparenting.vn
    ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com

    ____________________
    ©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
    ©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up

    #happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen

    • 10 min
    #49 Làm gì để giúp con phát triển EQ - trí tuệ cảm xúc?

    #49 Làm gì để giúp con phát triển EQ - trí tuệ cảm xúc?

    Một người có năng lực trí tuệ cảm xúc (chỉ số EQ) cao thường sẽ dễ dàng đạt được thành công và thuận lợi hơn trong cuộc sống. EQ là thứ có thể được nuôi dưỡng và hỗ trợ để phát triển sớm, ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Một đứa trẻ khi được bố mẹ tạo điều kiện để phát huy năng lực cảm xúc thường cũng sẽ ít “gây rối” hoặc thử thách người lớn hơn. Vậy, bố mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển EQ ngay từ nhỏ?

    Khủng hoảng tuổi lên 2 – lên 3, hay là lúc con bắt đầu bùng nổ trí tuệ cảm xúc? 


    Trong những năm đầu đời, trẻ có xu hướng bùng nổ cảm xúc vô cùng mạnh mẽ, thể hiện qua các hành vi cắn, ném, đánh hoặc bướng bỉnh, phản kháng. Đôi khi, chỉ vừa phút trước con còn đang vui đùa, nghịch ngợm phấn khích, đột nhiên lại có thể trở nên cáu bẳn, hung hăng hoặc nằm ra ăn vạ ngay lập tức. Người lớn đôi khi cảm thấy như thể: “Trời ơi, chả biết đường nào mà lần với các cô các cậu!?”.
    Những năm đầu đời, trẻ nhỏ phát triển vượt bậc, ở tất cả mọi mặt, từ kỹ năng đến nhận thức. Con thường xuyên cảm thấy bị choáng ngợp vì những điều mới lạ cứ liên tục thay đổi vần vũ xung quanh và cả bên trong bản thân mình. Con dần nhận ra bản thân phải đối mặt với các kiến thức mới mẻ, các nhiệm vụ phức tạp như làm sao để quản lý các cảm xúc mạnh mẽ dâng trào trước các tình huống mà con không thích, hoặc phải tự kiếm chế các hành động bộc phát của bản thân…
    Tuy nhiên, ở giai đoạn này, với khả năng ngôn ngữ còn hạn chế và nhận thức mới bắt đầu phát triển, trẻ thường dễ cảm thấy bị “hoang mang”, “lạc lối”. Vì vậy, mọi trải nghiệm trực tiếp với bố mẹ sẽ có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến năng lực EQ của con.

    5 gợi ý để bố mẹ giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) tốt hơn





    Support the show
    - - - - -
    Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych)
    Ncs Tiến sĩ Tâm lý Nhi
    Parent-Child Counselor
    Parent Educator from Happy Parenting

    ➫ Facebook: https://facebook.com/tuanh.psych
    ➫ Instagram: https://www.instagram.com/happyparenting.vn
    ➫ Website: https://happyparenting.vn
    ➫ Email: happyparenting.vn@gmail.com

    ____________________
    ©️ Bản quyền thuộc về Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen
    ©️ Copyrights Happy Parenting with Tu-Anh Nguyen ➫ Do not re-up

    #happyparenting #parentcoachtuanhnguyen #daycontichcuc #chamevuive #contrehanhphuc #happyparentingwithtuanhnguyen #happyparentingvn #lamchametichcuc #daycondungcach #tamlytre em #tamlynhi #tuanhnguyen

    • 16 min

Customer Reviews

5.0 out of 5
1 Rating

1 Rating

Top Podcasts In Kids & Family

Calm Parenting Podcast
Kirk Martin
Mysteries About True Histories (M.A.T.H.)
Starglow Media / Atomic Entertainment
Good Inside with Dr. Becky
Dr. Becky Kennedy
Greeking Out from National Geographic Kids
National Geographic Kids
Circle Round
WBUR
Wow in the World
Tinkercast | Wondery

You Might Also Like

HIEU.TV
Hieu Nguyen
Aki Nguyễn|Dạy con bằng Kỷ Luật Mềm
NGUYEN THI THU
Bảo Trâm's Podcast
Kiều Oanh
Radio Hiểu Con - Yêu Con
Em Be Hanh Phuc